Với thợ điện hay điện lạnh thì kiểm tra dòng điện, điện trở của dây dẫn luôn là việc làm cần thiết để an toàn trong lắp đặt và sửa chữa hệ thống máy móc. Thiết bị phụ trợ chính là đồng hồ vạn năng– một công cụ không thể thiếu cho nhưng ai làm về điện và điện tử. Một thiết bị hỗ trợ khá đắc lực cho các thợ điện và kỹ sư điện trong việc kiểm tra mạch, đo thông số linh kiện… Trong 1 đồng hồ đo nào cũng có mấy phần đo cơ bản sau:
+ Đo điện áp 1 chiều và điện áp xoay chiều
+ Đo dòng điện 1 chiều
+ Đo điện trở, diode, thông mạch, kiểm tra transitor
Ngoài ra còn có các chức năng khác đối với những đồng hồ cao cấp hơn như là đo tụ điện, đo hệ số khuếch đại transitor, đo tần số…
Đo điện áp 1 chiều
Điện áp 1 chiều là điện áp được hiểu như là có tần số bằng vô cùng và được tạo bởi thành 2 cực là dương và âm. Ta đo hiệu điện thế giữa 2 cực đó. Còn trong đo điện áp của 1 tải nào đó thì phải mắc song song với tải cần đo. Phương pháp đo như sau:
Chọn dải đo phụ thuộc vào điện áp, ví dụ đo điện áp 1 chiều trong khoảng từ 3V cho đến 20V chả hạn như vậy đối với đồng hồ trên ta chọn giải đo là 20V. Không được chọn giải đo là 2V và 200mV như thế là ta ko đo được. Và không nên chọn giải đo là 200V, 600V như thế kết quả đo của chúng ta không chính xác!
Cách đo: chọn thang đo 1 chiều và giải đo. Que đỏ ta cho vào cực dương của Pin và que đen ta cho vào cực âm của pin. Kết quả sẽ được hiện thị lên màn hình
Đo dòng điện 1 chiều
Khác với đo điện áp 1 chiều thì đo dòng điện 1 chiều là đo dòng điện qua tải nên đó phải được mắc nối tiếp với tải. Điều quan trọng là phải xác định được chiều của dòng điện. Nghiêm cấm không được mắc song song như điện áp. Phương pháp như sau:
Cũng giống như đo điện áp ta cũng phải chọn giải đo phù hợp để cho kết quả chính xác. Chọn thấp thì không đo được còn chọn cao thì kết quả ko chính xác.
Cách đo: chọn thang đo dòng điện và giải đo cho phù hợp. Đặt que đo nối tiếp với tải cần đo. Sau đó xem kết quả đo trên màn hình.
Đo điện trở
Đo điện trở là đo mà ta cấp 1 nguồn điện vào 2 đầu con điện trở. Để xác định được dòng qua con điện trở đó. Phương pháp đo như sau: chọn thang đo điện trở trên đồng hồ. Và ta cũng phải chọn giải đo phù hợp để cho kết quả chính xác. Gắn hai que đo vào điện trở không cần quan tâm đến cực tính. Nhìn kết quả đo trên màn hình.
Đo điện áp xoay chiều
Đồng hồ không đo được điện áp xoay chiều! Để đo được điện áp xoay chiều thì ta cần phải chỉnh lưu điện áp xoay chiều và tiến hành đo như điện áp 1 chiều. Trong đồng hồ nó đã tích hợp sẵn rồi ta chỉ cần vặn về thang đo xoay chiều và chỉ cần cho que đỏ vào điện áp xoay chiều.
Trên đồng hồ đo thì thang đo điện áp xoay chiều được kí hiệu là V~. Đối với đồng hồ có 2 giải đo là 200V và 600V. Giải đo lớn nhất là 600V. Ta cần chọn giải đo cho nó phù hợp với điện áp cần đo cho kết quả đo được chính xác.
Cách đo: chọn giải đo điện áp xoay chiều. Cắm 2 que đo vào hai cực của 2 pha (Nóng và lạnh ). Không quan tâm đến que đỏ hay đen được cắm vào chỗ nào. Que nào cũng như nhau. Nhìn kết quả đo trên mà hình.
Kiểm tra Diode
Diode được cấu tạo bởi tiếp giáp P-N nên giữa tiếp giáp đó có điện trở rất nhỏ và ta chỉ cần đo điện trở đó. Trên đồng hồ nó cũng thang đo Diode và nó được nằm trên giải thang đo điện trở. Thông thường có 2 loại Diode có điện trở khác nhau: loại Diode Si và Ge. Hai loai Diode này có điện trở khác nhau.
Chọn thang đo Diode trên đồng hồ: trên đồng hồ trong thang đo điện trở thì có mỗi 1 giải đo dùng cho Diode và nó được kí hiệu luôn trên đồng hồ và giải đo của nó là 2K và chỉ dùng giải đo này mới chính xác.
Cách đo: Chọn thang đo điện trở và vặn núm về đo Diode. Que đỏ cho vào A (Anot) và Que đen cho vào K (Katot). Kết quả hiện trên màn hình.
Khang Phát chuyên cung cấp vật tư thiết bị ngành lạnh chất lượng tới Quý khách hàng. Chi tiế xin liên hệ tới: