Cách đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng

Hiện nay, khi nhà sản xuất thiết kế ra đồng hồ điện năng với nhiều ứng dụng như đo điện trở, dòng điện…thì đã đơn giản hóa rất nhiều trong việc đo đạc. Không cần dùng đến thiết bị chuyên dụng, ta đã có thể đo dòng điện 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng. Vậy bạn đã biết sử dụng đồng hồ vạn năng để đo dòng điện một chiều chưa?

Cách đo dòng điện một chiều bằng đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng có thể đo được nhiều linh kiện điện tử  cho kết quả nhanh chóng và độ chính xác cao nên đây là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các kỹ sư điện, thợ điện, những người lắp ráp linh kiện điện tử,…
Cách đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng 1
Vì loại đồng hồ này có nhiều tính năng tích hợp, trong đó có thể đo được dòng điện một chiều một cách tốt nhất và nên người không cần phải mua riện một  thiết bị đo chuyên dụng để đo dòng điện một chiều. Để đảm bảo kết đo chính xác nhất thì người dùng nên làm theo hướng dẫn như sau:

Bước 1: Bạn cắm que đo màu đen vào đầu COM và que màu đỏ vào đầu dấu “+”.

Bước 2: Đặt chuyển mạch của đồng hồ vạn năng ở thang DC.A – 250mA

Bước 3: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.

Bước 4: Bạn kết nối que màu đỏ của đồng hồ vạn năng về phía cực dương “+” và que đo màu đen về phía cực âm “-“ theo chiều của dòng điện một chiều trong mạch thí nghiệm. Và mắc đồng hồ vạn năng nối với thí nghiệm.

Bước 5: Bật điện cho mạch thí nghiệm

Bước 6: Đọc kết quả đo dòng điện, nếu kết quả đọc được nhỏ hơn 25mA, thì bạn nên chuyển sang vị trí DC.A – 25mA để đo được kết quả chính xác hơn. Kết quả của phép đo chính bằng giá chỉ của kim trên cung chia độ.

Trên đây là cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo dòng điện một chiều hiệu quả một cách nhanh nhất và chính xác nhất.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện trở, tụ điện, diode…

Cách đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng

Đối với đo điện trở: bật chuyển mạch về thang đo Ohm, sau đó đưa đầu 2 que đo vào điện trở cần đo, không được chạm tay vào chân linh kiện khi đó chỉ số đo sẽ không chính xác. Cũng không nên đo linh kiện trong mạch bởi điện trở có thể là của linh kiện khác trong mạch.

Đối với đo tụ điện: bật chuyển mạch của đồng hồ đo về thang đo, chập hai đầu của tụ để phóng hết điện tích trên hai bản cực của tụ. Sau đó, đưa hai que đo vào hai bản cực của tụ, đọc trị số đo được trên màn hình.

Đo diode: bật chuyển mạch về thang đo diode đưa 2 đầu que đo vào 2 cực của diode và đối đầu que đo:

– Một chiều lên khoảng 0,6VDC, một chiều không lên ( đòng hồ hiện chữ OL) => diode tốt.

– Đo đi do lại hai chiều đều không lên (đồng hồ hiện OL) => diode bị đứt, hỏng.

– Đo đi đo lại hai chiều đều lên 0,0VDC => diode bị chập, hỏng.

Đo Volt:

– Đo VAC: bật chuyển mạch của đồng hồ về Volts AC có biểu tượng (AC có dấu Ngã) Đưa 2 đầu que đo vào 2 điểm cần đo, đọc chỉ số hiển thị trên LCD.

– Đo VDC: bật chuyển mạch của đồng hồ về VDC, đưa hai que đo: que đỏ, dương vào cực dương, que đen âm vào cự âm. Đọc chỉ số trên LCD. Nếu trước chỉ số có dấu (-) ta phải đảo lại đầu que đo.

Khang Phát chuyên cung cấp thiết bị, vật tư ngành lạnh đảm bảo chất lượng, uy tín cũng như giá thành hợp lý nhất tới khách hàng.

0356 666 766