Đồng hồ vạn năng chỉ thị kim được sử dụng để đo điện áp, dòng điện, điện trở… Khi hiện nay đồng đồ vạn năng điện tử được ưa chuộng, từ đó thiết kế ra các đồng hồ vạn năng số có thời gian xử lý, đáp ứng nhanh, nhiều tính năng, độ chính xác cao. Nhưng trong việc sửa chữa điện tử, thiết kế thì đồng hồ vạn năng chỉ thị kim không thể thiếu được.
Chức năng của đồng hồ vạn năng kim
Đồng hồ vạn năng kim sử dụng đo dòng điện, điện trở và thể hiện chỉ thị kim. Với các thông số đo cơ bản sau đây:
– Điện áp : AC, DC, DC
– Dòng điện : DC (mA, uA), AC(mA, uA), DC (A), AC (A), . Hiện nay các loại đồng hồ kim đa phần chỉ phổ cập đo DC(mA,uA).
– Điện trở : Đo thông mạch, Kiểm tra Diode, LED
– Tụ điện : Tụ hóa, tụ gốm..
– dB : Đo tín hiệu đầu ra với tần số thấp.
– LI : Đo dòng rò của Transitor.
– HV : Đo điện áp cao áp DC (Sử dụng Que đo cao áp)
– hFe : Đo hệ số khuếch đại Transtor.
Ưu nhược điểm, ứng dụng của đồng hồ vạn năng kim
Ưu điểm
- – Đáp ứng yêu cầu nhanh nên được sử dụng đo kiểm tra các linh kiện bán dẫn.
- – Kiểm tra nhanh các tính hiệu, hư hỏng trong các mạch điện tử.
- – Giá thành rẻ.
Nhược điểm
- – Thông số đọc không trực quan.
- – Độ chính xác thấp, thông số đo không được mở rộng.
- – Dễ bị hỏng do đo nhầm, đo sai thang.
Ứng dụng
- – Đo và kiểm tra các linh kiện điện tử bán dẫn.
- – Đo đạc tín hiệu dòng điện, điện áp, điện trở trong mạch điện tử, dân dụng.
Chú ý khi lựa chọn đồng hồ vạn năng kim
Mỗi đồng hồ đều có độ chính xác khác nhau. Đối với giải đo càng rộng thì đo sẽ chính xác hơn so với giải đo hẹp. Đồng hồ có nhiều chức năng đo hơn sẽ tiện cho việc sửa chữa và sử dụng đo đạc. Đối với loại đồng hồ này thì độ an toàn cao.
Cách đọc thông số của đồng hồ vạn năng kim
Đồng hồ vạn năng chỉ thị kim có thang chia trên mặt chỉ thị, thang đo ở núm xoay và kim chỉ thị. Thang đo, giải đo trên núm xoay tương ứng, đồng bộ với thang chia trên mặt chỉ thị.
Trên mặt chỉ thị có hiện thị phân chia rõ các tính năng đo ( Ohm, V, A…). Giữa giải đo chức năng và thang chia chỉ thị có hệ số 10, 100, 1000 tùy theo giải đo chọn.
Khi đo một tín hiệu cần xác định :
+ Loại tín hiệu thuộc chức năng đo nào của đồng hồ.
+ Tín hiệu đo thuộc giải đo nào để chọn giải đo trên đồng hồ.
+ Xác định chiều của tín hiệu (Nếu có). Để kết nối que đo cho đúng. Tránh ngược chiều hỏng đồng hồ.
Các đọc giá trị đo :
Trên núm xoay chọn thang đo và giải đo ở vị trí nào thì chúng ta nhìn trên mặt hiện thị chọn phần thang đo và giải đo tương xứng. Đọc giá trị đo kim chỉ trên thang đó. Nếu trên núm xoay chọn giải đo thấp, mặt hiện thị lại có thang đo cao hoặc ngược lại nhưng đều là hệ số nhân hoặc chia (10, 100, 1000). Từ đó giá trị đọc cũng nhân hoặc chia (10,100,100). Chọn giải đo càng sát mức tín hiệu đo sẽ cho kết quả chính xác nhất.
Đa phần các đồng hồ vạn năng chỉ thị kim đều có hình dáng giống nhau. Chức năng có loại đầy đủ, có loại thiếu.
Khang Phát cung cấp đồng hồ đo vạn năng, dàn lạnh, máy lạnh, thiết bị lạnh… đảm bảo uy tín, chất lượng và giá thành hợp lý tới Quý khách hàng.